Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Người bắn chim thiệt mạng khi kéo lê khẩu súng

Cơ quan chức năng nhận định không có yếu tố hình sự trong vụ người bắn chim nằm chết bên khẩu súng tự chế ở Cà Mau.
Trao đổi với Zing.vn sáng 31/10, đại tá Nguyễn Hồng Quân, Trưởng Công an huyện Thới Bình (Cà Mau), cho biết cái chết của anh Nguyễn Văn Út (29 tuổi, ngụ ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch) là do khẩu súng tự chế gây ra. Đây là khẩu súng do anh Út mang theo bên người để đi bắn chim, cò.
Theo ông Trần Thanh Liêm, Trưởng Công an xã Biển Bạch, khẩu súng tự chế của anh Út phát ra tiếng động khi lên đạn. Do đó, có thể nạn nhân sợ chim, cò phát hiện nên anh Út lên đạn sẵn, nằm xuống cỏ rồi bò, kéo lê khẩu súng phía sau.
"Có thể cỏ vướng vào cò súng và anh Út quay đầu lại nhìn thì súng nổ, đạn găm vào đầu. Vụ việc không có dấu hiệu hình sự", ông Liêm nói.
Trưa một ngày trước, anh Út vác khẩu súng tự chế dài khoảng 1,8 m đi bắn chim. Khi đi qua nhà hàng xóm thì gặp một người bạn thân.
Hơn một giờ sau bạn anh Út không thấy thanh niên này quay về nên đi tìm. Khi đến cách nơi hai người gặp nhau khoảng 300 m, bạn anh Út phát hiện nạn nhân nằm chết cạnh khẩu súng tự chế, mặt úp xuống đất. Anh Út chết bỏ lại vợ trẻ với hai con nhỏ.
Nguoi ban chim thiet mang khi keo le khau sung hinh anh 1Phóng to
Xã Biển Bạch (màu đỏ) ở Cà Mau. Ảnh: Google Maps.

Khóc với nho đặc sản Ninh Thuận 3.000 đồng/kg

Nhiều nhà vườn trồng nho tại Ninh Thuận đang lâm vào cảnh thua lỗ do giá loại đỏ bán tại vườn chỉ 3.000-4.000 đồng/kg, cao nhất 10.000 đồng, loại xanh 6.000-20.000 đồng.

Người trồng than lỗ triền miên

Ông Nguyễn Văn Mọi, công ty sản xuất và kinh doanh nho Ba Mọi (TP Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, hiện giá nho bán ra giảm 50-60% so với đầu năm. 
Giá nho đỏ ra tại vườn chỉ 3.000-4.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng khoảng 8.000-10.000 đồng/kg. Riêng nho xanh được bán với giá trên dưới 20.000 đồng loại đẹp, loại xấu khoảng 6.000-7.000 đồng/kg.
Cạnh tranh với nho Trung Quốc
Ông Mọi cho hay, nho Trung Quốc qua nhiều khiến thị phần tiêu thụ nho Ninh Thuận bị thu hẹp. Chính vì vậy, giá rớt mạnh và có nguy cơ giảm tiếp.
Nhiều tháng qua, nông dân phần lớn chỉ hòa, thậm chí lỗ vốn. “Đầu tư 1 sào nho hết khoảng 20-30 triệu đồng mỗi vụ nhưng cuối cùng chỉ thu về 5 tạ đến 1 tấn. Bán giá này, nhà vườn lỗ 5-10 triệu đồng mỗi sào”, ông Mọi khẳng định.
Theo ông Mọi, năng suất nho thấp do năm nay mưa nhiều, chất lượng quả không đạt.  Nhiều quả nho hỏng, thối luôn trên cây. “Nho là cây chịu nắng giỏi, nhiệt độ phù hợp là 35-38 độ C. Nhưng gần hai tháng nay, mưa nhiều, lượng quả hư chiếm trung bình đến 50-60% sản lượng. Nhiều chủ vườn nho mất trắng”, ông Mọi nói.
Nho xanh Ninh Thuận được bày bán trên vỉa hè bên cạnh Lăng Ông (Bình Thạnh), dù chất lượng trái khá xấu nhưng giá bán vẫn từ 30.000-40.000 đồng/kg.
Nho xanh Ninh Thuận được bày bán trên vỉa hè bên cạnh Lăng Ông (Bình Thạnh), dù chất lượng trái khá xấu nhưng giá bán vẫn từ 30.000-40.000 đồng/kg.
Ông Trần Văn Cường (phường Mỹ Hải, Phan Rang, Ninh Thuận), cho hay, sau hơn 4 tháng đầu tư, ông vừa thu hoạch gần 2 sào (2.000 m2) nho đỏ. Tuy nhiên, giá bán quá thấp khiến ông thua lỗ nặng. “Tiền đầu tư 30 triệu đồng nhưng nay chỉ thu hoạch được hơn 2 tấn. Nho lại hư hại nhiều nên chủ yếu chỉ bán được cho công ty làm rượu với giá 6.000 đồng/kg. Chưa kể công chăm sóc, vụ này tôi mất đứt hơn 15 triệu đồng”, ông Cường than vãn.
Ông Nguyễn Thường Lang, chủ cơ sở nho giống Sáu Lang (Phan Rang, Ninh Thuận) chung cảm xúc. Ông cho rằng, với giá nho đỏ phần lớn giá 5.000-8.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng hòa vốn là may mắn. 
Theo nông dân này, giá nho đang thấp hơn năm ngoái 10-15%, và khả năng thời gian tới sẽ thấp hơn nữa. Theo kinh nghiệm, người dân nên chú trọng sản xuất nho mùa thuận từ tháng 2 đến tháng 7, còn nghịc mùa rơi vào mùa mưa sản lượng giảm mạnh, trái hư hao nhiều.

Lên Sài Gòn, giá đội gấp 2-5 lần

Tại Ninh Thuận, nhà vườn trồng nho lao đao vì giá giảm. Nhưng ở TP HCM, mức giá loại đặc sản này đội lên nhiều lần. 
Tại chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP HCM), nho xanh được bày bán ở mức giá phổ biến 50.000-60.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá nho đỏ thấp hơn, ở mức 25.000-35.000 đồng/kg.
Một người bán tại đây cho biết, mùa này hụt hàng nên không thể giảm giá. Mức giá trên, theo chị này, quá rẻ so với các loại nho nhập ngoại. 
Tại chợ Bà Chiểu (bên cạnh Lăng Ông), nho nhỏ, xấu, không tươi nhưng hầu hết được bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg loại xanh và 20.000-25.000 đồng/kg loại đỏ. 
Tương tự, giá bán loại quả này tại chợ Tân Định (quận 1, TP HCM) cũng khá cao. Loại xanh to, đẹp giá 55.000 đồng/kg, đỏ phổ biến 30.000-35.000 đồng/kg.
Không chỉ trong chợ, với chiêu bài mùa mưa nho hụt hàng, những xe đẩy bán rong ven đường cũng hét giá cao dù quả xấu. Tại khu vực ngõ tư Hàng Xanh (Bình Thạnh, TP HCM), mức thấp nhất đối với nho đỏ là 20.000 đồng/kg và nho xanh là 30.000 đồng
Nho thương hiệu cháy hàng
Theo ông Mọi, dù đã có chỉ dẫn địa lý nhưng nho Ninh Thuận vẫn còn thiếu thương hiệu. Nông dân chạy theo số lượng và không nâng cao chất lượng. Các tổ chức không hỗ trợ xây dựng thương hiệu khiến giá trị nho Ninh Thuận khá bèo dù chất lượng chẳng thua ai. 
“Dù giá giảm mạnh, nông dân thua lỗ nhưng nho xanh có thương hiệu tại Ninh Thuận hiện vẫn bán ra mức 60.000-70.000 đồng/kg, nhiều lúc không đủ hàng bán”, ông Mọi dẫn chứng. 
Cũng theo ông Mọi, người trồng nho ở Ninh Thuận không dùng chất tạo ngọt hay bảo quản mà để quả ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, giá bán sản phẩm lại chỉ bằng 1/10 so với nho Mỹ, rẻ hơn hàng Trung Quốc nhưng vẫn không cạnh tranh được. Vấn đề chính nằm ở thương hiệu. 
Hiệp hội nho Ninh Thuận cho hay, năm nào, đến thời điểm này, giá nho cũng giảm do yếu tố thời tiết và mùa vụ. "Ở châu Âu, đến mùa nghịch, nông dân sẽ nghỉ sản xuất đề chăm sóc cây trồng cho vụ thuận, chứ không ép cây như chúng ta. Sắp tới, Hiệp hội sẽ khuyến cáo bà con trồng nho ở mức vừa phải và chuyên canh hơn để cây có sức cho năng suất cao hơn vào mùa thuận", đơn vị này cho biết.

Nho Ninh Thuận chật vật cạnh tranh nho Trung Quốc

Giống nho mới NH01-152 (nho xanh) vừa trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận đã xuất hiện nho "nhái" của Trung Quốc trên thị trường, giống tới 90%.
Giống nho bị lão hoá, phương thức canh tác lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa tốt,… là những nguyên nhân làm cho việc xây dựng thương hiệu khó khăn của nho Ninh Thuận.
Khó phân biệt nho Trung Quốc giả danh
Theo khảo sát của phóng viên, tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, mỗi đêm một vựa trái cây tiêu thụ trung bình 500 kg - 1 tấn nho Trung Quốc, với mức giá 10.000-15.000 đồng/kg. Trong khi đó, nho Ninh Thuận chính hiệu tại vườn chỉ có 4.000-10.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Lưu, chủ một vựa trái cây ở chợ này cho biết, các loại nho Trung Quốc có sức tiêu thụ mạnh. Thời gian gần đây nho đỏ Trung Quốc đã có kích thước và hình dáng gần giống như nho Ninh Thuận, người mua sẽ khó lòng phân biệt.
Đặc biệt là loại nho xanh giống đến 90%, nên nhiều tiểu thương mua về gắn mác nho Ninh Thuận để dễ bán.
Nho Ninh Thuan chat vat canh tranh nho Trung Quoc hinh anh 1
Giống nho đỏ truyền thống được nhiều hộ trồng tại Ninh Thuận, đang có chất lượng trái không đồng đều, sản lượng thấp. Ảnh: Zen Nguyễn
Trong khi đó, thời tiết bất lợi, gốc nho bị lão hoá làm nho Ninh Thuận năm nay có chất lượng kém, và sản lượng thấp. Sức cạnh tranh của nho Ninh Thuận, vì thế, càng giảm mạnh. 
Theo ông Ba Mọi, chủ một trang trại nho nổi tiếng ở Ninh Thuận, việc áp dụng theo tiêu chuẩn trồng nho sạch và an toàn trên diện tích khoảng 1.000 m2 sau 3-4 tháng điều kiện thời tiết và khí hậu bình thường, cho năng suất khoảng 3-4 tấn/năm, với giá tại vườn 25.000-45.000 đồng/kg, tuỳ loại nho. 
Tuy nhiên, mức giá nho cũng thay đổi tuỳ theo chất lượng, nho không đúng qui trình kỹ thuật, chất lượng kém giá bán tầm 10.000 đồng/kg.
Ông Ba cũng cho biết, thời tiết năm nay, nắng nóng kéo dài có khi lên đến 40 độ, cây trồng khó phát triển, làm khô bông, khó đậu quả. Kèm theo đó là sâu bệnh hoành hành, năng suất chỉ đạt khoảng 50% so với mọi năm.
Chị Linh, chủ một cửa hàng chuyên bán đặc sản Ninh Thuận tại TP HCM, đã đăng thông báo ngưng bán các loại nho Ninh Thuận, vì không cạnh tranh lại với nho Trung Quốc.
“Loại Ninh Thuận chất lượng, trồng theo tiêu chuẩn sạch, giá thị trường khá cao 45.000-70.000 đồng/kg. Năm nay, những hộ trồng nho truyền thống trái nhỏ, không đều, có vị chua, dù có bán giá rẻ 25.000 đồng/kg cũng không bán chạy bằng nho Trung Quốc”, chị Linh nói.
Trong khi đó, hầu hết các siêu thị như Big C, Coop.Mart tại TP HCM giá nho xanh 70.000-80.000 đồng/kg, nho đỏ 35.000-45.000 đồng/kg nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu hàng.
Đa dạng sản phẩm nho Ninh Thuận với giống nho xanh
Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có khoảng 1.100 ha trồng nho, tập trung chủ yếu ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải và Ninh Sơn. Với gần 350 ha, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước là nơi có diện tích nho nhiều nhất. Phần lớn diện tích trồng 2 giống nho Red Cardinal và NH01-48.
Từ những năm 1960 các giống nho này đã du nhập vào Việt Nam và được trồng đại trà tại Ninh Thuận. Cơ cấu giống nghèo nàn, bất lợi trong việc cạnh tranh trên thị trường, làm cho nhiều hộ chán nản, chuyển đổi sang cây trồng khác.
Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố, cho biết, đã nghiên cứu và chọn tạo được giống nho mới NH01-152 (nho xanh), nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Giống nho này đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Nho Ninh Thuan chat vat canh tranh nho Trung Quoc hinh anh 2
Nắng nóng kéo dài làm cháy cành, khô bông làm giảm năng suất và chất lượng trái nho. Ảnh: Zen Nguyễn
Ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch UBNN xã Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận cho biết, toàn xã đã đưa vào sản xuất thí điểm khoảng 50 ha giống nho mới NH01-152 và đang triển khai trồng mới trên diện rộng.
Giống nho NH01-152 có đặc điểm trồng trên gốc ghép của giống nho dại (Couderc 1613), mật độ đạt từ 90-140 quả/chùm, trái to, ít hạt (1-2 hạt/trái), vị ngọt thanh, thịt chắc, thời gian sinh trưởng từ 125-140 ngày nên sản xuất 2 vụ/năm. Được trồng trong điều kiện thâm canh, giống nho này cho năng suất cao, trên 20 tấn/ha.
Mặc dù kỹ thuật canh tác giống này không quá khó nhưng người dân cần phải tuân thủ đúng quy trình từ khâu chọn giống, chọn đất, chăm sóc và thu hoạch theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đem lại tăng tầm 25% và lợi nhuận tăng 15-20%.
Tuy nhiên, chỉ mới trồng thí điểm, trên thị trường đã xuất hiện loại nho “nhái” của Trung Quốc. 

Táo Ninh Thuận mất mùa, nông dân chuyển sang trồng nho

Nhiều tháng nay, nông dân trồng táo tại Ninh Thuận lao đao vì mất mùa. Nhiều hộ đã chuyển qua trồng nho xanh. Giá táo Ninh Thuận bán lẻ tại TP HCM tăng lên 60.000 đồng/kg.
Tao Ninh Thuan mat mua, nong dan chuyen sang trong nho hinh anh 1
Vườn táo trổ nhiều bông, nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, dẫn đến nhà vườn mất mùa. Ảnh: Zen Nguyễn
Nhiều nhà vườn ở Phan Rang, Ninh Thuận đang đau đầu vì tỷ lệ táo đậu quả trong vườn chỉ đạt 30% so với mọi năm, nhiều trái non bị hư do côn trùng.
Anh Nguyễn Văn Toàn, nhà vườn trồng táo ở Phan Rang cho biết, năm nay, đến tận tháng 6, táo vẫn không chịu đậu quả, thất mùa liên tiếp. Anh Toàn đã quyết định chặt gần 2 ha táo xanh, bắt dàn chuyển sang trồng nho xanh.
Theo anh Toàn, táo mất mùa, tiền bán táo không đủ để trang trải chi phí phân bón, nhân công…. Số lượng táo thu hoạch không đủ để thương lái thu mua, nhận được nhiều đơn đặt hàng từ TP HCM, nhưng không có hàng để giao. Trong khi đó, hiện nay nho xanh đang được giá, nhiều hộ trong xã đã quyết định chuyển sang trồng nho.  
Ông Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch UBNN xã Phước Thuận, Ninh Phước, Ninh Thuận, cho biết, sau 5 năm, diện tích trồng táo trong vùng giảm, từ 200 ha nay chỉ còn 150 ha. 
“Nhiều hộ trồng táo được mùa thì bán, không được thì chặt cành nuôi bò, dê, cừu…. Sau một thời gian trồng 7-10 năm nhiều gốc táo đã bắt đầu lão hoá, cho năng xuất kém, nông dân đang tiến hành đổi gốc mới hoặc tiện thể chuyển đổi sang trồng nho để đảm bảo kinh tế”, ông Thuận nói.
 Vị này cho rằng, việc nông dân chuyển đổi cây trồng từ táo sang nho là phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Năm nay táo thất mùa nguyên nhân chính là do thời tiết, nắng nóng 38-39 độ làm cho táo không thụ phấn, côn trùng phát triển mạnh.
Ông Ba Mọi, nông dân có kinh nghiệm nhiều năm trồng táo, nho ở Phan Rang cho rằng, việc nông dân chuyển đổi cây trồng khi thấy lợi nhuận từ giống mới diễn ra đã nhiều lần. Từ năm 2008-2011, nhiều hộ chuyển từ nho đỏ truyền thống sang táo xanh, giờ lại chuyển táo sang trồng nho xanh.
Theo ông Ba, thời tiết năm nay, nắng hạn làm khô bông không chỉ có táo mà nho cũng bị sáp bông, trái to nhỏ thất thường. Tình hình sâu bệnh trên cây táo ngày càng phức tạp, làm nhiều hộ chuyển đổi sang trồng cây khác.
Hiện nay, giá táo xanh tại vườn thường là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tuỳ theo chất lượng mà táo được phân định nhiều mức giá. Những nhà vườn trồng không đúng qui trình kỹ thuật, táo có chất lượng kém chỉ bán được 3.000-4.000 đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP HCM và Hà Nội.
Táo xanh ở TP HCM có giá lên đến 60.000 đồng/kg. Nhiều cửa hàng đặc sản còn thông báo muốn mua táo Ninh Thuận, phải đặt hàng trước 1 tuần. Anh Nguyễn Văn Duy, chủ một cửa hàng bán trái cây đặc sản ở Bình Thạnh (TP HCM) cho biết, liên hệ với nhiều nhà vườn ở Ninh Thuận, nhưng vẫn không đủ hàng để bán.

Gắn chỉ dẫn địa lý lên thịt cừu Ninh Thuận

Ninh Thuận có đàn cừu trên 860.000 con, cung cấp thịt cho nhiều địa phương trong cả nước. Thịt cừu Ninh Thuận có hương vị đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Ngày 31/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cho biết thịt cừu Ninh Thuận đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý thịt cừu Ninh Thuận.
Gan chi dan dia ly len thit cuu Ninh Thuan hinh anh 1
Cừu tại Ninh Thuận được chăn thả, tự kiếm ăn, nên thịt có hương vị đặc trưng. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Chỉ dẫn địa lý thịt cừu Ninh Thuận bao gồm các giống cừu có nguồn gốc bản địa và cừu lai được nuôi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Sản phẩm bao gồm thịt cừu tươi sống hoặc đông lạnh.
Ông Phạm Thanh Hưng, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Chuyên ngành, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Ninh Thuận, cho biết khi xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý giúp bảo hộ nguồn gốc xuất xứ cho thịt cừu Ninh Thuận, giúp người tiêu dùng dễ nhận biết. Đồng thời, nâng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thịt cừu.
Gan chi dan dia ly len thit cuu Ninh Thuan hinh anh 2
Đàn cừu tại Ninh Thuận khoảng 860.000 con, cung cấp thịt cho nhiều nơi. Ảnh: Tuấn Kiệt.
Ninh Thuận có điều kiện khí hậu khô hanh quanh năm, độ ẩm trung bình thấp thích hợp cho cừu phát triển, ít bệnh. Cừu ở đây được chăn thả tự nhiên, tự kiếm thức ăn là các loại cỏ, lá cây nên thịt có hương vị đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mỡ thấp.
Ninh Thuận hiện có đàn cừu trên 860.000 con, thịt cừu được tiêu thụ mạnh trong cả nước như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định. Hiện giá cừu tại Ninh Thuận tăng cao, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Du học sinh làm thêm 'chui', lương rẻ mạt và nhiều rủi ro

Rào cản ngôn ngữ, thiếu kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm sống là những yếu tố khiến du học sinh phải chịu thiệt thòi khi làm thêm nơi đất khách.
Chia sẻ tại triển lãm When the birds fly home do các du học sinh vừa tổ chức tại Hà Nộinhiều bạn trẻ cho biết, công việc phổ biến nhất của du học sinh Việt Nam là chạy bàn, phụ bếp cho các nhà hàng châu Á tại Australia và nhiều nước khác trên thế giới.
Những nơi này thường tuyển nhân viên làm "chui", trả bằng tiền mặt và không trả đúng mức lương tối thiểu quy định. 

Mặt trái của việc làm thêm

Du học sinh không được hưởng quyền lợi bảo hiểm lao động mà chỉ được trả tiền theo giờ. Họ cũng không có hợp đồng, chỉ thỏa thuận miệng giữa hai bên. Hình thức làm thêm kiểu này được gọi là casual-job.
Trong khi đó, những công việc làm thêm đích thực (part-time job), người làm nhận được các quyền lợi như tích quỹ lương hưu, có bảo hiểm lao động và được trả lương tối thiểu đúng quy định. Vấn đề ở chỗ công việc này đòi hỏi khá cao về kỹ năng giao tiếp.
Theo chia sẻ của nhiều du học sinh Việt Nam, khi mới ra nước ngoài, rất ít người có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của dạng part-time job. Vì vậy, đa số du học sinh thường chọn làm thêm casual-job, làm theo giờ và nhận tiền mặt với mức lương ít ỏi, thấp hơn nhiều so với mức đáng ra các bạn được nhận.
Du hoc sinh lam them 'chui', luong re mat va nhieu rui ro hinh anh 1
TS Đặng Hoàng Giang khuyên các bạn du học sinh cần trang bị kỹ năng cho mình, tránh bị lợi dụng và bóc lột sức lao động. Ảnh: Trần Anh.
Chia sẻ về thực trạng này, Thanh Huyền, du học sinh tại Australia, cay đắng nói: “Chúng tôi không có nhiều sự lựa chọn. Nếu chúng tôi không làm sẽ có người khác nhận làm ngay lập tức. Vì thế, biết kiểu làm casual-job có nhiều rủi ro và khổ cực, chúng tôi vẫn phải lao vào để có thêm chút thu nhập trang trải cuộc sống”.
Việc làm thêm "chui" không những khiến các bạn du học sinh chịu thiệt thòi về tiền lương, quyền lợi lao động, mà còn ẩn chứa những rủi ro lớn.
Du học sinh có thể gặp rắc rối, ảnh hưởng tiêu cực việc học khi đầu tư quá nhiều thời gian đi làm thêm. Nghiêm trọng hơn, du học sinh có thể bị đuổi học, trục xuất về nước khi bị phát hiện làm "chui".

Ác mộng làm thêm của du học sinh Việt ở Australia

Nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm thêm trong các nhà hàng, khách sạn bị đối xử tệ, bóc lột sức lao động và trả lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu.

Nên trang bị kĩ năng bảo vệ mình

Từng có nhiều năm làm thêm ở các nhà hàng khi du học tại Australia, Hoàng Linh, chia sẻ: “Đa số sinh viên Việt Nam không được trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể lựa chọn công việc phù hợp. Đặc biệt, vấn đề về rào cản ngôn ngữ khiến các bạn phải phụ thuộc nhà hàng, cửa hàng nhỏ lẻ”.
“Nắm được điểm yếu đó, các cơ sở kinh doanh này thường làm khó du học sinh và buộc họ phải lao động trong môi trường nhiều áp lực, vất vả với đồng lương rẻ mạt”, Linh nói.
Đưa ra lời khuyên về điều này, TS Đặng Hoàng Giang, người Áo gốc Việt gắn bó với du học sinh ở nước ngoài, nói: “Các bạn trẻ cần trang bị đầy đủ kỹ năng cho bản thân trước khi du học. Điều đó sẽ giúp các bạn luôn trong tư thế chủ động và có thể làm chủ được các lựa chọn của mình”. 
Du hoc sinh lam them 'chui', luong re mat va nhieu rui ro hinh anh 2
Bạn Nguyễn Khôi khuyên các du học sinh cần xác định mục tiêu đi làm thêm của mình trước khi lựa chọn công việc. Ảnh: Triển lãm When the birds fly home. 

Bên cạnh việc kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, các bạn trẻ cần làm rõ mục tiêu đi làm thêm của bản thân là gì trước khi lựa chọn công việc cho mình.
Nguyễn Khôi, cựu du học sinh Mỹ cho rằng: “Việc đi làm thêm ở nhà hàng, khách sạn có thể giúp có thêm thu nhập ngắn hạn, giải quyết được vấn đề tài chính trước mắt, nhưng không giúp ích được nhiều trong quá trình học tập lâu dài và xin việc sau này. Bởi vì, các công việc làm thêm này thường không liên quan ngành học”.
Những bạn đã và đang du học như Khôi đều cho rằng: Đi làm thêm có thể là trải nghiệm với các hoạt động xã hội khiến quãng thời gian du học trở nên thú vị hơn, hay đơn giản là giúp bạn trẻ có thêm tiền trang trải cuộc sống. Dù bạn có mục đích gì khi đi làm thêm, đừng quên trang bị cho mình đầy đủ kỹ năng để có thể tự bảo vệ bản thân nơi đất khách quê người.

Nam thanh niên tử vong do cờ cổ vũ bóng đá cuốn vào containe

Xe container va chạm với một môtô đi ngược chiều, khiến nam thanh niên ngồi sau xe máy ngã xuống đất, bị bánh sau của container chèn tử von...